KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAM VINH ( CAM CHÍN SỚM )
Khi nhắc đến cam thì nhiều người nghĩ ngay đến những giống cam nổi tiếng như cam sành, cam cao phong. Tuy nhiên còn có một loại cam thơm ngon đặc biệt mà nhiều người có thể ăn rồi nhưng không để ý đó chính là giống cam sớm C36.
- Đặc điểm của cây cam sớm
Cây Cam Vinh tuy chỉ cho chiều cao trung bình khoảng 2m nhưng là giống cho thu hoạch sớm nhất hiện nay. Từ khi trồng đến khi cho thu hoạch chỉ trong 1 năm thường vào tháng 9 dương lịch. Loại cây này cho quả có kích thước trung bình, vỏ quả căng bóng màu vàng khi chín và rất dễ bóc. Khi ăn cam sớm cho hương vị ngọt sắc và hương thơm đặc biệt khiến nhiều người ưa thích. Đặc biệt khi quả còn xanh vị ngọt đã có chứ không cần chờ đến khi quả chín như nhiều giống cam khác.
Do là giống mới lại cho nhiều ưu điểm vượt trội nên được bà con nông dân trồng nhiều. Gía bán mỗi kg cam vinh dao động từ 35.000-40.000 đồng nên cho giá trị kinh tế khá cao.
Cách trồng cây cam sớm cho hiệu quả cao
Theo đánh giá của nhiều nhà vườn có kinh nghiệm giống cam sớm sinh trưởng và phát triển nhanh. Cây con giống được chọn nếu chọn kĩ càng sẽ hoàn toàn kháng được các bệnh điển hình như bệnh vàng lá Greening.
Tiêu chuẩn
Hiện nay cây con giống cam vinh được nhân giống bằng phương pháp nhân giống vô tính bằng mắt ghép. Cây con sau này sẽ cho khả năng sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất cao và ổn định. Chỉ cần chọn lựa kĩ càng những cây con giống to khỏe mạnh và không sâu bệnh là được.
Tiêu chuẩn đất
Loại đất thích hợp nhất trồng cam vinh là đất thịt pha cát có phối trộn với phân ủ hoai mục. Đất phải thoát nước tốt và tơi xốp vì cam sớm không chịu được ngập úng.
Kỹ thuật làm hố và bón lót cho cây
Trước khi trồng cam sớm cần chuẩn bị đất trồng cách đó 1 tháng. Bạn cần làm sạch, phát quang bụi rậm và làm sạch cỏ cho vườn trồng cây. Chia hố trồng cách nhau tối thiểu 3-4 m. Mỗi hố trồng đào với kích thước 50x50x50cm và cho vào hố một lượng phân chuồng hoai mục khoảng 10kg, 1kg phân Lân cùng một ít vôi bột khử trùng đất.
Sau khi làm đất xong 1 tháng và chuẩn bị cây giống công đoạn tiếp theo là trồng. Chọn thời điểm trởi mát vào buổi sáng sớm để trồng. Tránh trồng buổi trưa sẽ làm héo cây con. Khi trồng đặt nhẹ nhàng bầu đất vào bên trong hố. Chỉnh hướng cây đứng thẳng và lấp đất lại. Sau đó cắm thêm cọc tre để cố định cây con giống. Trồng xong tưới nước ngay để giúp cây nhanh bén rễ.
Chế độ chăm sóc định kì
Cây cam vinh có nhu cầu lượng nước và độ ẩm ở mức trung bình. Để cây phát triển tốt thì nên định kì tưới nước cho cây 3 ngày 1 lần. Thời điểm tưới tốt nhất là vào buổi sáng sớm và lúc chiều tối.
Tỉa cành tạo tán cho cây
Cây cam vinh cho chiều cao trung bình 2m. Do là giống thu hoạch sớm nên cần tỉa cành tạo tán là việc cần thiết để giúp nâng cao năng suất của cây. Khi cây trồng sau 3 tháng cây ra khá nhiều cành và lá. Lúc này bạn tiến hành tỉa ngọn dần để giúp cây ra cành nhánh gọi là cành cấp 1. Với những cành cắt ngọn sẽ mọc ra thêm 2 cành nữa. Chờ những cành nhánh này lớn phát triển dài hơn nữa thì tỉa bớt ngọn để tạo cành cấp 2. Cứ thế với bạn tỉa và tạo tán cho cây theo hướng tỏa tròn và giúp cây thông thoáng không bị cạnh tranh với nhau.
Kích thích cây ra hoa và tạo quả
Với những nhà làm vườn có kinh nghiệm lâu năm thì việc kích thích cây ra hoa đúng thời điểm là việc khá dễ dàng. Tuy nhiên nếu là người chưa có nhiều kinh nghiệm thì bạn cũng đừng lo vì chỉ cần làm theo hướng dẫn dưới đây.
để giúp cây ra hoa đúng thời điểm bạn cần điều chỉnh nguồn nước tưới và lượng phân bón. Thời điểm muốn cho cây ra hoa trước 1 tháng dừng tưới nước và phân bón lại. Việc này để kích thích cây trổ hoa đồng loại. Sau 1 tuần ngừng tưới nước thì lại tưới nước 2 ngày rồi ngừng tiếp. Lúc này hoa sẽ trổ và nở đồng loại. Sau khi hoa nở đồng loạt thì tiến hành tưới nước tiếp tục và bón phân cho cây tiếp tục.
Chế độ bón phân cho cây
Tùy thuộc vào độ màu mỡ của đất và sức khỏe của cây mà gia giảm lượng phân bón cho cây. Nếu cây khỏe mạnh việc bón phân sẽ giúp cây phát triển tốt hơn. Nhưng khi cây còn non yếu mà bón nhiều phân bón sẽ khiến cây bị xót rễ và có thể bị chết.
Loại phân thông thường bón cho cam sớm là phân NPK 15:15:18. Định kì năm đầu tiên bón cho cây 200gram phân chia làm 3 lần mỗi lần cách nhau hơn 3 tháng. Sang năm thứ 2 cây đã cho thu hoạch vụ đầu tiên bạn bón tăng lên 400gram phân NPK chia làm 2 lần bón vào đầu mùa xuân và cuối mùa thu.
Chú ý với những năm cây cho năng suất cao thì năng thêm lượng phân bón lên 10%.
Phòng chống sâu bệnh hại
Cây cam vinh có thể gặp một số bệnh điển hình ở các loại cam như bệnh sâu đục quả, sâu ăn lá và bệnh thối rễ cây. Sâu đục quả thường là loại bọ xít, rệp, sâu non. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của cây. Để phòng trị bệnh cần thường xuyên thăm đồng và phát hiện kịp thời mầm bệnh. Khi phát hiện dấu hiệu của bệnh nên phun trực tiếp một số chế phẩm sinh học sẽ giúp cây thoát khỏi bệnh mà không bị lây lan sang cây khác.
Thu hoạch
Cây cam sớm có thể cho thu hoạch ngay năm thứ 2 nếu trồng đúng kĩ thuật. Cây cam sớm khi chín vỏ ngả mù vàng bóng và quả to cầm chắc tay. Nên thu hái vào buổi sáng sớm không mưa sẽ giúp chất lượng cam tốt nhất. Thu hái xong bảo quản ngay nơi thoáng mát sẽ có thể giữ được cam tươi lâu hơn.