Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam đường canh hiệu quả nhất
Cây cam đường canh sinh trưởng khoẻ, tán cây hình dù, lá không eo, màu xanh đậm. Cây cao 3-3,5 m, đường kính tán 3-4 m, ra hoa tháng 2-3. Thu hoạch tháng 11-12. Quả hình cầu dẹt, chín màu đỏ, vỏ mọng, ruột màu vàng, ăn ngọt, thơm. Trọng lượng trung bình 80 gr – 120 gr/quả.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cam đường canh
1. Thời vụ
Một năm có thể trồng cam Canh vào 2 vụ chính đó là vụ xuân và vụ thu:
– Vụ xuân: Tháng 2 – 4
– vụ thu: Tháng 8 – 10
2. Nhân giống
– Cây giống bằng cành chiết:
Đường kính gốc cành 0,8-1cm, chiều cao 0,5-0,6m, có 2-3 cành, phải ra rễ thứ cấp và được dâm trong bầu dinh dưỡng, đường kính bầu 15-18cm, chiều cao 20-25 cm.
– Cây giống nhân bằng phương pháp ghép mắt:
Thân gốc ghép khỏe, sạch bệnh, đường kính cổ rễ 1-1,5cm, mầm ghép cao 30-40cm, có 2-3 cành cấp 1, cây phải được ươm trong bầu dinh dưỡng, đường kính 15-18 cm, chiều cao 20-25 cm.
3. Mật độ trồng
Tùy theo phương pháp nhân giống cũng như điều kiện của từng vùng mà trồng theo các mật độ sau đây:
– Với cây chiết: Mật độ trồng 625 cây/ha, cây cách cây 4m, hàng cách hàng 5m
– Với cây ghép: Mật độ trồng 500 cây/ha, cây cách cây 4m, hàng cách hàng 5m.
– Trồng phân tán ven bờ kênh, bờ ao…:
+ Với cây chiết: Mật độ trồng 400 cây/km. cây cách cây 2,5m;
+ Với cây ghép: mật độ trồng 333 cây/km, cây cách cây 3m.
4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
4.1 Làm đất và đào hố
Đất được cày bừa kỹ, xử lý bằng vôi bột, lên luống, luống cách luống 4m đối với cây chiết và 5m đối với cây ghép. Nơi đất thấp, úng trũng phải lên luống hoặc đắp ụ.
Sau đó đào hố, nơi đất tốt: kích thước hố đào 60 x 60 x 50 cm; nơi đất xấu: Kích thước hố đào 80 x 80 x 60 cm; cây trồng ven bờ kênh, bờ mương, bờ ao kích thước hố đào 80 x 80 x 70 cm.
4.2 Bón phân lót
– Lượng phân bón lót trước khi trồng như sau:
+ Phân chuồng hoai mục: 20-30 kg/hố
+ Super lân: 0,5-0,7 kg/hố
+ Vôi bột: 0,3-0,5 kg/hố
– Phương pháp bón:
Trộn đều phân, vôi với đất đã đập nhỏ, đưa xuống hố và lấp đầy thành nấm cao 20-25cm so vơi mặt hố và phải lấp hố ít nhất 15-30 ngày mới được trồng.
4.3 Kỹ thuật trồng
Dùng cuốc moi một lỗ giữa hố lớn hơn bầu cây, bóc vỏ bầu, đặt cây thẳng đứng mặt bầu cao bằng mặt nấm, lấy đất nén chặt nhưng không được làm vỡ bầu, dùng 2-3 cọc cắm chéo nhau dùng dây mềm buộc giữ cây phòng bị xoay đứt rễ hoặc đổ gẫy do gió to hoặc súc vật phá hoại.
Dùng mùn rác, cỏ khô, rơm rạ ủ vào gốc cây và tưới nước ngay để giữ ẩm đảm bảo sự cân bằng nước cho cây.
4.4 Chăm sóc cây sau trồng
* Tưới nước:
Cây sau khi trồng trong tháng đầu cần tưới nước 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát, lượng nước tưới và số lần tưới phụ thuộc vào thời tiết trong ngày.
Khi cây bén rễ, hồi xanh chỉ cần tưới bổ sung giữ ẩm thường xuyên cho cây.
* Bón phân
– Thời kỳ cây còn nhỏ 1-3 tuổi: Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm: Tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 11.
Lượng bón trên 1 cây:
+ Phân hữu cơ hoai mục: 5-20 kg/cây
+ Đạm Urê: 0,1-0,2 kg/cây
+ Super lân: 0,2-0,5 kg/cây
+ Kali: 0,1-0,2 kg/cây
Chú ý khi bón cần kết hợp xới xáo, làm cỏ.
– Thời kỳ thu hoạch từ năm thứ 4 trở đi: Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm:
+ Bón cơ bản (tháng 8 – tháng 11): Phân hữu cơ + Super lân + Vôi.
+ Bón đón hoa, cành xuân từ 15/1 – 15/3: Đạm Urê + Kali.
+ Bón thúc tăng trọng quả vào tháng 5: Đạm Urê + Kali.
+ Bón thúc cành thu và tăng trọng quả tháng 7 – tháng 8: Đạm Urê + Kali.
Ngoài ra bón cho cây sau khi thu hoạch làm cây chóng phục hồi, lượng bón thúc như sau:
+ Phân hữu cơ hoai mục: 20-30 kg/cây
+ Đạm Urê: 0,5-0,8 kg/cây
+ Super lân: 0,5-1,0 kg/cây
+ Kali: 0,1-0,3 kg/cây
+ Vôi bột: 0,5-1 kg/cây
Các năm sau lượng phân tăng theo tuổi cây, năng suất quả và tuỳ thuộc loại đất để tăng hoặc giảm lượng phân bón.
Cách bón: Đào rãnh hoặc hốc rộng 20 cm, sâu 15-20 cm xung quanh tán cây, rắc phân lấp đất, tưới đẫm nước.
* Kỹ thuật ứng dụng Chế phẩm sinh học trên cây cam đường canh
1- Công dụng
Giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, kích thích bộ rễ phát triển đều, rộng, lá dày, tán lá phát triển đều về các hướng, tạo điều kiện cho việc cắt tỉa tạo tán, tăng chỉ số diện tích lá tối ưu, tăng cường khả năng quang hợp.
Khi sử dụng chế phẩm VƯỜN SINH THÁI đúng theo quy trình kỹ thuật trong suốt quá trình sinh trưởng của cây từ khi trồng đến các chu kỳ thu thu hoạch của cây có thể làm tăng sức đề kháng cho cây giúp giảm được một số loại sâu, bệnh như: sâu vẽ bùa, rệp sáp, rầy chổng cánh, sâu đục thân, cành, sâu đục; bệnh loét, bệnh sẹo, bệnh đốm, bệnh vàng lá gân xanh,…ngoài ra còn giảm 30-50% lượng phân bón hóa học, nâng cao năng suất lên từ 20% – 30% trở lên.
2- Cách sử dụng: (Diện tích 360m2)
2.1 Thời kỳ mầm non (những đợt cây ra lộc non):
Dùng 5ml Chế phẩm hòa với 15 lít nước sạch phun đều 1 lượt lên cây, phun vào thời kỳ này giúp chồi sinh trưởng khỏe, bộ lá phát triển tốt, lá dày và cứng, hạn chế được một số loại sâu gây hại như: sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rệp…
2.2 Thời kỳ trước ra hoa:
Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày, dùng 5ml hòa với 10 – 15 lít nước sạch phun đều lượt dưới dạng sương mù. Phun thời kỳ này sẽ kích thích cho cây phân hóa mầm hoa, hoa nở đều và tập trung, hạn chế hiện tượng rụng hoa sinh lý do thiếu dinh dưỡng.
2.3 Thời kỳ quả nhỏ:
Sau khi hoa rụng hết quả đã đậu chúng ta dùng 5ml Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI hòa với 10 – 15 lít nước sạch phun đều 01 lượt. Phun thời kỳ này giúp hạn chế hiện tượng rụng quả sinh lý, tạo điều kiện cho quả phát triển tốt ở giai đoạn đầu, quả phát triển đều, tránh hiện tượng quả bị dị dạng không cân đối.
2.4 Thời kỳ quả lớn:
Dùng 5ml Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI pha với 10 – 15 lít nước sạch phun đều 01 lượt lên cây, thời kỳ này bà con có thể phun từ 5 – 8 lần, cách 10 – 15 ngày phun 1 lần, lần phun cuối cùng cách thời gian thu hoạch quả từ 20 – 30 ngày. Phun thời kỳ này làm cho quả lớn nhanh, kéo dài thời gian sinh trưởng của các lá công năng nuôi quả, chất lượng quả cao, mẫu mã đẹp, cho thu hoạch sớm hơn chính vụ từ 7 – 12 ngày, thời gian bảo quản quả lâu.
2.5 Sau khi thu hái:
Dùng 5ml chế phẩm pha với 10 – 15 lít nước sạch phun lên cây. Phun thời kỳ này nhằm mục đích hồi phục cây sau 1 năm nuôi hoa, quả tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt và chuẩn bị cho đợt ra hoa quả sang năm.
5. Cắt tỉa tạo hình tạo tán cho cây:
Khi cây có quả, sau mỗi lần thu hoạch cần đốn tỉa bỏ cành nhỏ, cành trong tán, cành sâu bệnh… công việc này phải tiến hành thường xuyên tạo thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển tốt.
6. Phòng trừ sâu, nấm bệnh gây hại
– Thường xuyên kiểm tra vườn cây, phát hiện sâu bệnh kịp thời.
– Sử dụng các biện pháp canh tác (xén tỉa cành lá sâu bệnh…) sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc hoá học ít độc, không dùng thuốc cấm và chú ý sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và chú ý một số loại sâu bệnh…
– Sâu hại cây cam Canh phổ biến là các loại sâu vẽ bùa, rệp sáp, rầy chổng cánh, sâu đục thân, cành.
Biện pháp phòng trừ chủ yếu là phun thuốc phòng trước khi sâu xuất hiện. Hàng năm, cây thường ra 3 đợt lộc: Lộc xuân tháng 2 – 3; lộc thu tháng 7- 8; lộc đông tháng 11 – 12.
Ở mỗi đợt lộc khi lộc non nhú dài 1,5 – 2 cm tiến hành phun phòng bằng một trong các loại thuốc sau: Sherpa 25 EC, Cy perin 25 EC 0,1-0,2%, Sumicidin 10 EC.
Mỗi đợt lộc phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày. Riêng sâu đục thân, cành khi thu hoạch quả xong phải vệ sinh cây, quyết vôi phần gốc, thân, cành để diệt trứng sâu.
Khi thân, cành bị sâu, pha thuốc Sumicidin, Perin dùng bơm tiêm hút bơm trực tiếp vào lỗ sâu đục.
Trước khi thu hoạch 30 ngày không tưới nước, bón phân, phun thuốc sâu. Thu hoạch nhanh, gọn để không ảnh hưởng thời vụ ra hoa vụ sau.
– Bọ xít, nhện chích hút, rầy, rệp phun: Sherpa 25 EC; Trebon 2,5 EC; Pegasus 500 EC; Actara 25 WG; Danitol 10 EC…
– Bệnh loét sẹo, đốm lá thân và cành lớn, thân quả cần phun: Rhidomil MZ 73 WP; Score 250 EC; thuốc gốc đồng…
Ngoài ra có thể dùng Basudin 10 G để trị kiến, mối, bọ cánh cứng: Trộn tỷ lệ 1 thuốc + 10 cát rắc xung quanh gốc và hố.
LIÊN HỆ ĐỂ TƯ VẤN & ĐẶT HÀNG: 0968 804 620